Haute Couture có ý nghĩa gì với thế hệ Gen Z?
Nhiều thương hiệu Haute Couture hiện đã và đang “lợi dụng” tính lan truyền (viral) trên các mạng xã hội khác nhau để nhắm đến đối tượng Gen Z. Vậy, ngày nay Haute Couture có ý nghĩa gì với thế hệ Gen Z?
Trái ngược với những sản phẩm thời trang nhanh được sản xuất “nhan nhản” và có thể tìm thấy ở bất cứ nơi đâu, Haute Couture lại là những “thiết kế” chỉ xuất hiện trong dòng xa xỉ phẩm với tính chất độc bản. Vì vậy mỗi một lần trở lại trên sàn diễn, chúng thu hút rất nhiều sự chú ý trên các phương tiện truyền thông xã hội. Tinh hoa của ngành thời trang với số lượng “độc nhất vô nhị” đã mang đến một phong cách sống quyến rũ vô song, nơi sự thanh lịch và sáng tạo ngự trị tối cao.
Tuy nhiên, trong thời đại ngày nay Gen Z không hoàn toàn chắc chắn về ý nghĩa của “Haute Couture”, họ thường lầm tưởng rằng đây là một từ đồng nghĩa với “những bộ trang phục được làm theo kiểu sang trọng”. Tuy nhiên, sự khác biệt nằm trong chính quá trình sản xuất và cách tiếp cận của thiết kế: mỗi trang phục Haute Couture được may và tùy chỉnh theo số đo của từng khách hàng, trong khi ngành công nghiệp thời trang và bao gồm một số bộ sưu tập của các thương hiệu xa xỉ, hàng may mặc được sản xuất theo một hệ thống kích cỡ tiêu chuẩn và được sản xuất hàng loạt bằng máy móc. Không những thế, Gen Z quan tâm đến tác động trực quan, vẻ ngoài của mỗi bộ Couture hơn là kỹ nghệ thủ công và lịch sử truyền thừa đằng sau nó.
Haute Couture chỉ dành cho một người trong vài nghìn người may mắn và tỉ lệ bắt gặp bất kỳ ai mặc nó trên đường phố là điều hiếm hoi. Vậy tại sao nó lại quan trọng đối với ngành thời trang? Bởi vì đó là một cơ hội vô giá để thể hiện sức hấp dẫn của thương hiệu và thể hiện sự sáng tạo tuyệt đối.
Các nhà thiết kế trẻ đã nhận ra điều này, ngày càng có nhiều nhà thiết kế triển vọng cống hiến hết mình cho lĩnh vực này mặc cho những quy chuẩn khắc khe để gia nhập làng Couture được đặt ra bởi Fédération de la Haute Couture et de la Mode – cơ quan điều hành Paris Couture Week và đồng thời chịu trách nhiệm lựa chọn thương hiệu trình diễn.
Các nhà thiết kế Gen Z tại Paris Couture Week
Trong số những gương mặt mới tham gia lĩnh vực Haute Couture có thể kể đến thương hiệu Miss Sohee của nhà thiết kế Hàn Quốc Sohee Park, sinh viên thời trang tốt nghiệp từ trường Central Saint Martins. Mặc dù Miss Sohee chỉ mới ra mắt vài bộ sưu tập nhưng gây được ấn tượng mạnh mẽ. Cô từng thiết kế trang phục cho Anok Yai tại Met Gala vừa qua, hình ảnh đó đã viral trên các trang mạng xã hội. Hơn nữa, cựu sinh viên trường thời trang Central Saint Martins còn đặt mục tiêu bền vững vào nằm trong các tiêu chí thương hiệu, đây cũng là một trong những vấn đề toàn cầu rất gần gũi với thế hệ Z.
Trong tuần lễ thời trang Paris Couture gần đây nhất có sự xuất hiện của gương mặt mới là Charles de Vilmorin, nhà thiết kế trẻ vừa “tạm biệt” vai trò giám đốc sáng tạo của Rochas. Trong lần trình màn BST đầu tiên với thương hiệu riêng, nhà thiết kế người Pháp đã thể hiện tài năng sử dụng màu sắc và kỹ thuật dựng rập. Không những thế, De Vilmorin đã từng đạt giải thưởng của tập đoàn LVMH năm 2021, góp mặt trong “top 9” với BST unisex.
Khi vai trò của Haute Couture được liên kết với truyền thông thương hiệu và được đặt vào trọng tâm của trí tưởng tượng đương đại. Nhiều thương hiệu Haute Couture hiện đã và đang “lợi dụng” tính lan truyền (viral) trên các mạng xã hội khác nhau để nhắm đến đối tượng Gen Z.
Trên Tik Tok, lượt xem nội dung theo chủ đề Schiaparelli vượt quá 900 triệu, không giống như các thương hiệu khác, chẳng hạn như Giambattista Valli, có 60 triệu lượt xem. Hơn nữa, những thiết kế có thể tham khảo của Schiaparelli còn được chia sẻ lại trên IG, đặc biệt là bởi những sinh viên thời trang.
Tốc độ, xu hướng và sự hòa nhập – những yếu tố quyết định sự yêu thích của thế hệ Z hoàn toàn trái ngược với Haute Couture. Tuy nhiên, Couture đã phải thay đổi để phù hợp với thế hệ mới: chúng được chia sẻ trên mạng xã hội như một hiện tượng thay vì là nguồn cảm hứng thời trang hay là một gợi ý để đào sâu vào di sản của một thương hiệu và quá trình chế tác thủ công – cách mà người ta vẫn thường nhìn về Haute Couture trong quá khứ.
Nguồn: style-republik