Nỗi “ám ảnh” kỳ quặc của thời trang và mái tóc

Nỗi “ám ảnh” kỳ quặc của thời trang và mái tóc

Sequins, ngọc trai, hay đá pha lê, tất cả đều là những chất liệu quá đỗi quen thuộc trong địa hạt thời trang. Tuy nhiên, tín đồ đã từng nghe qua tóc, khi chúng được sử dụng như những chất liệu thời trang thực thụ, dùng để hoàn thiện bề mặt thiết kế?

Làm thế nào để Y2K được hồi sinh đúng cách?
BST Dior xuân-hè 2024: tính nữ trong tinh thần nổi loạn của Maria Grazia Chiuri
“Double belt” – xu hướng thắt lưng đôi đang khuấy động thời trang đường phố
CHÂN VÁY XÁM LEN LỎI ĐƯA PHONG CÁCH “PREPPY” TRỞ LẠI

Địa hạt thời trang luôn được xem là một thời gian của những điều đẹp đẽ theo nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Đó là một “xứ sở” của vẻ đẹp hoàn mỹ, của sự hào nhoáng và chứa đựng cả một giấc mơ “xa xỉ” mà không phải ai cũng với tới. Tuy nhiên, tồn tại song song đó là một thế giới “đen tối” hơn chúng ta nghĩ. Không những thế, đôi khi sự u ám có phần hơi đáng sợ lại trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho thời trang, cho vẻ đẹp diệu kỳ mà chúng ta thường biết. Bởi lẽ, trong “vùng đất tự do” như thời trang thì chẳng có một quy tắc hay rào cản nào tồn tại, vì thế bất cứ thứ gì dù có kỳ quặc hay đen tối đến đâu thì cũng có thể trở thành những nguồn cảm hứng để các nhà thiết kế có thể tự do sáng tạo. Không chỉ đem lòng yêu quý vẻ đẹp kỳ vĩ của mẹ thiên nhiên hay những tư liệu lịch sử đáng quý, thời trang cũng có không ít nỗi “ám ảnh” với những điều kỳ lạ như sự chết chóc hay mái tóc. 

Dù được xem là một bộ phận quen thuộc trên cơ thể người, ngày ngày được ngắm nhìn nó qua gương, nhưng khi nhìn mái tóc được “tách rời” khỏi cơ thể và được biến hóa thành những món phụ kiện thời trang hay được đính kết trên bề mặt các thiết kế thực thụ, thì đó lại là một cảm giác rất khác – rùng rợn nhưng là đầy cuốn hút một cách khó cưỡng. Nỗi “ám ảnh” của thời trang với tóc thoạt đầu có vẻ hơi đáng sợ nhưng không thể phủ nhận rằng đấy đều là những “tác phẩm” sáng tạo vượt bậc và “điên rồ” của các nhà thiết kế. Có lẽ đối với họ, thời trang không đơn thuần là lớp quần áo mặc được mà còn phải là những “tuyệt tác” nghệ thuật, chỉ được chiêm ngưỡng trên sàn runway sáng bóng hay trong các bảo tàng thời trang đình đám. Nỗi “ám ảnh” của thời trang và tóc còn tựa như sự khiêu khích, đùa giỡn của các nhà thiết kế dành cho các chuẩn mực xã hội, cũng thách thức những tiêu chuẩn của sự sáng tạo. 

Mặc dù, từ khi ra mắt những sáng tạo thời trang về tóc đã nhận lại nhiều ý kiến trái chiều từ làng mốt, nhưng nỗi “ám ảnh” kỳ quặc này lại “được lòng” nhiều nhà thiết kế hơn chúng ta nghĩ. Nỗi “ám ảnh” về tóc bắt đầu trở thành “cơn sốt” khuấy động làng mốt vào khoảng những năm 90 và đầu những năm 2000 – những thập kỷ của kỷ nguyên tiên phong và thử nghiệm trong thời trang. Độc đáo, ngoạn mục, và táo bạo, sau đây là những lần mái tóc được kết hợp nhuần nhuyễn với ngôi ngữ thiết kế đầy duy mỹ của các nhà thiết kế. 

Maison Margiela – Người “nghệ sĩ” tài hoa và tình yêu đặc biệt với mái tóc

Martin Margiela là một trong những nhà thiết kế tiên phong trong việc đưa tóc “xâm nhập” trực tiếp vào chính lăng kính sáng tạo của mình, được chính thức giới thiệu trong các bộ sưu tập của ông vào những năm 1990. Điển hình là chiếc vòng cổ với những lọn tóc đính kèm, lần đầu tiên được nhìn thấy trên sàn catwalk trong bộ sưu tập Thu Đông năm 1994. Cho đến bộ sưu tập Xuân Hè năm 2009, vào lễ kỷ niệm 20 năm thành lập nhà mốt, nhà thiết kế đã khiến làng mốt “thán phục” bằng dàn người mẫu “không có mặt” bước trên sàn catwalk với mái tóc lộn ngược, khoác trên người chiếc áo khoác “Total Hair” hoành tráng – được làm từ những bộ tóc giả tái chế của bộ phục trang trong nhà hát.

Helmut Lang và bộ sưu tập Thu Đông năm 2004

Là bộ sưu tập gần cuối của nhà thiết kế, bộ sưu tập Helmut Lang mùa Thu Đông 2004 mang đến những nỗi “tôn sùng” đặc biệt với mái tóc. Tóc được xuất hiện trong mọi loại thiết kế với hàng loạt hình thức khác nhau từ tóc đuôi gà ở sau gót giày, tóc mái phủ mũi chân ở đôi sandal heels, từng tầng tóc tua rua ở đôi bốt cho đến làm điểm nhấn nổi bật trên những chiếc váy. 

Mái tóc – DNA sáng tạo của vương triều Alexander McQueen

Trong những bộ sưu tập đầu tiên của mình, mang tên “Jack The Ripper Stalks His Victims” – đồ án tốt nghiệp tại Đại học Saint Martins danh giá, McQueen đã khiến cục bộ thời trang lúc bấy giờ thay đổi hoàn toàn. Bởi lẽ, đó là nhờ vào cách lấy nguồn cảm hứng từ những vụ giết người ở Whitechapel vào khoảng năm 1880 bởi kẻ giết người hàng loạt Jack The Ripper, để chuyển thành một câu chuyện vô cùng lãng mạn. Điểm nhấn nổi bật nhất trong bộ sưu tập có lẽ chính là những chiếc tag trên quần áo, bằng nhựa trong suốt, bên trong là một lọn tóc. Được biết những chiếc tag đó được lấy cảm hứng trực tiếp từ cách người ở thời đại Victoria tặng trang sức kèm với một lọn tóc. Về sau, McQueen còn mang đến nhiều sáng tạo thời trang khác với tóc – đặt ra những tiêu chuẩn sáng tạo mới cho làng mốt. 

Bộ sưu tập Xuân Hè năm 2005 của Undercover

Ở bộ sưu tập Xuân Hè năm 2005 của Undercover, nhà thiết kế Jun Takahashi đã phát triển nhiều khái niệm về các câu chuyện dân gian cùng đó là nhiều tham chiếu về mối quan hệ giữa cơ thể con người, tóc và quần áo. Tóc đã trở thành những chiếc thắt lưng sành điệu, vòng cổ thực thụ hay cả những món phụ kiện khiến tổng thể diện mạo trang phục nổi bật là thú vị hơn, chẳng hạn như lấp ló sau chiếc váy hay mái tóc hoành tráng cùng hàng loạt món phụ kiện thú vị.

Sonia Rykiel và bộ sưu tập Xuân Hè 2009

“Sinh nhật mà không có bất ngờ thì không phải là sinh nhật”. Với những lời này, Nathalie, con gái của nhà thiết kế Sonia Rykiel, đã tạo nên sự bất ngờ ngay trên sàn catwalk 30 sáng tạo với tóc của các nhà thiết kế khách mời, để đánh dấu kỷ niệm 40 năm thành lập nhà mốt ngay trong BST Xuân Hè 2009. 

Chiếc bông tai sành điệu của Chalayan

Ở bộ sưu tậpThu Đông năm 2016, Hussein Chalayan đã khiến toàn bộ thiết kế trở nên đặc biệt hơn khi được kết hợp với đôi hoa tai táo bạo cùng những lọn tóc dài, tất nhiên là cùng màu với những lọn tóc của người mẫu.

Những lọn tóc đuôi gà của Missoni và Dior

Ở bộ sưu tập Xuân Hè 2014 của Missoni và Xuân Hè 2015 của Dior, ngoài những thiết kế độc đáo, những mái tóc chính là điểm nhấn nổi bật. Cả hai thương hiệu đều mang đến những chùm tóc pony tails sành điệu và táo bạo với những món phụ kiện bằng nhựa “chen giữa”

Missoni Xuân Hè 2014
Dior Xuân Hè 2015

KIMHĒKIM với nỗi “cuồng yêu” với tóc

Nói không ngoa, tóc là một trong những ngôn ngữ thiết kế khiến KIMHĒKIM ghi điểm hoàn toàn với làng mốt từ những ngày đầu ra mắt. Nỗi “cuồng yêu” với mái tóc còn dần trở thành một DNA thiết kế đặc biệt làm nên tên tuổi của KIMHĒKIM, khi đã xuất hiện đến tận bốn bộ sưu tập của thương hiệu. 

Nguồn: style-republik

Tin xem nhiều

Sau 4 năm kinh doanh, Di Băng rất tự hào khi tự xây được cho mình biệt thự 30 tỉ và một công ty đang hoạt động rất hiệu quả....
Vừa qua, tại sự kiện công bố top 70 thí sinh xuất sắc nhất hai miền Bắc – Nam để bước vào vòng bán kết cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2017, ban tổ ...
Đây là năm thứ 6, Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam (VAFF) tổ chức trao giải thưởng “Sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng” cho các doanh nghiệp....
Hôm nay, mình sẽ chia sẻ cho các bạn một câu chuyện về cách lựa chọn sản phẩm trị mụn tốt và an toàn nhất. Đồng thời, mình cũng chỉ ra những tính năn...