Nghề Barista, bắt đầu từ đâu? Và như thế nào?

Nghề Barista, bắt đầu từ đâu? Và như thế nào?

Những năm gần đây, Barista đang dần trở thành một nghề được nhiều bạn trẻ quan tâm, yêu thích. Với đặc tính môi trường thoải mái, công việc thú vị, mức lương đủ để trang trải cuộc sống… các cơ hội phát triển trong nghề pha chế nói chung và Barista nói riêng. Nhìn chung, dù là nghề pha chế hay là bất cứ ngành nghề nào, việc tìm hiểu trước về nghề sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan nhất về nghề cũng như vạch ra cho mình một lộ trình rõ ràng. Cùng tìm hiểu về con đường sự nghiệp của Barista ngay.

Làn sóng khởi nghiệp mới từ cuộc thanh lọc nhân sự của Big Tech
Thầy giáo vùng biên thu tiền tỉ mỗi năm nhờ khởi nghiệp với món me ngào bình dân
3 startup giành vé vào 100+ Accelerator
Đưa “rác” đến nông trại và bàn ăn

Hiểu biết căn bản về nghề Barista

Barista là một thuật ngữ để chỉ nghề pha chế các món đồ uống không cồn. Barista thường làm việc tại các quán cà phê, giải khát hay các bar pha chế của nhà hàng, khách sạn.

Mô tả công việc của Barista thường khá linh hoạt tùy vào cơ sở kinh doanh họ làm việc. Nhiệm vụ chính của Barista là pha chế đồ uống theo yêu cầu của khách hàng. Thế nhưng, một Barista trên thực tế cần làm nhiều hơn thế, bao gồm tất cả các công việc trong bar, từ sắp xếp, dọn dẹp đến rửa li tách để đảm bảo sự sạch sẽ của quầy. Ở một số nơi nhất định, các Barista còn kiểm soát, kiểm kho hàng hóa, nguyên vật liệu. Về cơ bản, Barista chịu trách nhiệm cho mọi hoạt động trong quầy bar của mình.

Barista chịu trách nhiệm cho mọi hoạt động trong quầy bar của mình

Ở một số quán hay chuỗi quán cà phê nhất định, các Barista đôi khi còn được đào tạo để có thể làm đa tác vụ. Rất nhiều Barista có thể kiêm nhiệm những vị trí khác như dọn dẹp, chạy bàn, order hay thu ngân. Điều này giúp giảm tải áp lực nhân viên cho các quán cà phê nhỏ cũng như tăng tính linh hoạt trong vận hành các quán cà phê lớn.

Lý do để bắt đầu công việc Barista

Lựa chọn một công việc để theo đuổi lâu dài là một quyết định cần nhiều đắn đo suy nghĩ. Vậy liệu nghề Barista có đủ cơ hộiđể một bạn trẻ xác định gắn bó trong thời gian dài?

Phúc lợi, lương thưởng

Mức lương của Barista không đặc biệt cao trên thị trường nhưng đủ để trang trải cuộc sống tương đối ổn định. Bên cạnh đó, thưởng theo doanh số, tips và thưởng ngày lễ Tết cũng là một điểm cộng cho nghề này. Ngoài ra, để giữ chân nhân viên có kinh nghiệm và thạo việc, một số nhà hàng, quán cà phê hiện nay còn áp dụng chính sách hỗ trợ ăn ở, bảo hiểm cho các Barista, giảm áp lực cuộc sống của họ.

Môi trường làm việc

Môi trường làm việc sáng tạo là lý do để bắt đầu của không ít Barista

Môi trường làm việc thoải mái, linh hoạt, có tính sáng tạo là câu trả lời của một bộ phận Barista khi được hỏi về lý do bắt đầu. Ngoài ra, Barista cũng là công việc có đầu vào khá đơn giản. Barista là công việc không yêu cầu bằng cấp, nâng lương dựa trên khả năng làm việc thực tế và kinh nghiệm. Đây cũng là cơ hội cho các bạn trẻ muốn theo đuổi con đường này ngay khi kết thúc cấp 3

Đam mê

Đam mê, một điều mơ hồ nhưng có thật trong giới Barista

Đam mê là một điều mơ hồ, nhưng trên thực tế, đây là lý do để lựa chọn và làm việc trong thời gian dài của các Barista part- time. Họ có những công việc khác ổn định, lâu dài nhưng vẫn đi làm Barista bán thời gian như một đam mê, sở thích. Môi trường thoải mái, không gò bó, được tự do sáng tạo, được tạo nên những món đồ không chỉ ngon miệng mà còn bắt mắt cho khách hàng… là mơ ước của nhiều người đi làm.

Barista nên bắt đầu từ đâu

Khi đã có đủ lí do để tin tưởng và hứng thú với nghề này, người làm Barista nên bắt đầu từ đâu? Hiện nay ở Việt Nam, bạn trẻ muốn dấn thân vào nghề Barista có thể lựa chọn hai hướng cho mình: tham gia các khóa đào tạo nghề và đi làm ngay tại các cơ sở kinh doanh.

Tham gia các khóa đào tạo

Số lượng đông đảo các quán cà phê, nhà hàng mới xuất hiện tăng đáng kể nhu cầu tìm kiếm ứng viên cho nghề Barista. Vì thế, số lượng nơi nhận đào tạo chuyên nghiệp dành cho nhân viên pha chế cũng tăng theo. Chỉ tính riêng thị trường Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, có ít nhất 20 trường đào tạo, trung tâm lớn nhỏ dạy nghề pha chế với đủ các mức giá, trình độ kĩ năng dành cho các bạn trẻ mới bắt đầu.

Hiện nay có rất nhiều trung tâm, trường học đào tạo nghề pha chế cho các bạn trẻ

Ưu điểm của lựa chọn này là khối kiến thức tương đối đầy đủ và bài bản, tạo thuận lợi cho những bước khởi đầu dễ dàng hơn trong sự nghiệp. Tuy vậy, học phí, thời gian cũng như sự bỡ ngỡ khi thực sự bước chân vào môi trường thực tế lại là nhược điểm cần xem xét của lựa chọn này.

Đi làm ngay tại các cơ sở kinh doanh

Trái lại với nhiều người muốn dành thời gian đào tạo tập trung bài bản, một nhóm các bạn trẻ khác quan niệm, Barista chỉ có đi làm mới nâng cao tay nghề được. Trên thực tế, rất nhiều Barista lành nghề hiện nay cũng bắt đầu từ lựa chọn này. Trăm hay không bằng tay quen, đi làm nhiều, tự tích lũy cho bản thân những kiến thức, kinh nghiệm cần thiết, bạn vẫn hoàn toàn có thể sống sót trên thị trường lao động.

Trăm hay không bằng tay quen cũng là một cách bắt đầu

Nhờ đi làm ngay từ thời điểm bắt đầu, các Barista sẽ có cơ hội tăng thời gian kinh nghiệm của mình nhanh chóng, đỡ tốn một khoản học phí tương đối lớn mà đã có thu nhập từ rất sớm. Tuy vậy, bạn cũng nên cân nhắc kĩ về lựa chọn này. Sự thiếu hụt kiến thức cũng như các hiểu biết chuyên môn, kĩ năng học qua làm việc rời rạc, không bài bản, đôi khi còn lệch lạc thiếu chính xác cũng là rào cản để trên con đường phát triển và tiến xa hơn trong sự nghiệp của bạn.

Con đường sự nghiệp của nghề Barista

  • Con đường sự nghiệp và cách thức tăng thu nhập của các Barista linh hoạt hơn bạn nghĩ. Chặng đường thường thấy là: Phụ bar, Barista chính, Bar trưởng, Quản lý, Cửa hàng trưởng. Tuy vậy, không ít Barista có những lựa chọn khác như làm việc ở xưởng rang, cơ sở chế biến hạt cà phê, trở thành chuyên viên đào tạo tại các chuỗi lớn, xây dựng đội setup quán cà phê hay mở một cửa hàng mới cho chính mình.
  • Cơ hội nghề nghiệp và thăng tiến trong nghề Barista khá rộng mở và đa dạng
  • Làm Barista có cái sướng nhưng cũng chẳng ít cái khổ. Công việc áp lực, khối lượng công việc lớn, phải làm việc ngày lễ Tết, thường xuyên về muộn, áp lực từ khách hàng… đôi khi là lí do nhiều người chỉ muốn bỏ nghề.
  • Nếu muốn rèn luyện sự bình tĩnh, kiên nhẫn cũng như khả năng thấu hiểu và phục vụ khách hàng, hãy thử làm Barista một thời gian. Việc tiếp xúc với khách hàng, làm việc trong chuỗi hoạt động của ngành dịch vụ có thể cho bạn cơ hội học hỏi những điều quý giá này.

KẾT

Mỗi người mỗi quan điểm, nghề Barista trong mắt nhiều người lại là những câu chuyện khác nhau. Có người thấy đây là một công việc tốt, lại có những người không coi trọng công việc này như những việc cần kiến thức Đại học khác. Nhưng dù là gì, một khi bạn đã yêu thích công việc này, muốn dấn thân trở thành một Barista, hãy chăm chỉ, nỗ lực và chân thành. Đó là chìa khóa thành công của một nhân viên pha chế đích thực.

Theo: fnbvietnam

Tin xem nhiều

Sau 4 năm kinh doanh, Di Băng rất tự hào khi tự xây được cho mình biệt thự 30 tỉ và một công ty đang hoạt động rất hiệu quả....
Vừa qua, tại sự kiện công bố top 70 thí sinh xuất sắc nhất hai miền Bắc – Nam để bước vào vòng bán kết cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2017, ban tổ ...
Đây là năm thứ 6, Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam (VAFF) tổ chức trao giải thưởng “Sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng” cho các doanh nghiệp....
Hôm nay, mình sẽ chia sẻ cho các bạn một câu chuyện về cách lựa chọn sản phẩm trị mụn tốt và an toàn nhất. Đồng thời, mình cũng chỉ ra những tính năn...