Thị trường công nghệ giáo dục Việt Nam khởi sắc

Thị trường công nghệ giáo dục Việt Nam khởi sắc

Nhờ "lực đẩy" từ Covid-19, sự tham gia của các tập đoàn lớn lẫn các công ty khởi nghiệp, thị trường EdTech, hay công nghệ giáo dục, tại Việt Nam đã và đang bùng nổ.

Làn sóng khởi nghiệp mới từ cuộc thanh lọc nhân sự của Big Tech
Thầy giáo vùng biên thu tiền tỉ mỗi năm nhờ khởi nghiệp với món me ngào bình dân
3 startup giành vé vào 100+ Accelerator
Đưa “rác” đến nông trại và bàn ăn

EdTech là từ kết hợp giữa "giáo dục" (Education) và "công nghệ" (Technology). EdTech nói tới việc áp dụng công nghệ trong giáo dục, đề cập đến các phần cứng và phần mềm được thiết kế để hỗ trợ việc dạy học của giáo viên khi lên lớp và cải thiện kết quả học tập của học sinh. 

Hiện, EdTech vẫn đang trong giai đoạn đầu phát triển, nhưng hứa hẹn là một phương pháp điều chỉnh chương trình giảng dạy dựa theo trình độ năng lực của học sinh, sinh viên bằng cách giới thiệu và củng cố nội dung mới với tốc độ tiến triển mà học sinh, sinh viên có thể theo được.

Theo Nikkei Asian Review, thị trường EdTech Việt Nam đã và đang bùng nổ khi đại dịch Covid-19 thúc đẩy nhu cầu học trực tuyến, cùng với sự tham gia của các tập đoàn lớn lẫn các công ty khởi nghiệp để phân chia miếng bánh thị trường.

[Caption]

Thị trường EdTech Việt Nam được Nikkei nhận xét là giàu tiềm năng. Ảnh: EQuest

Ở góc độ chính sách, chính phủ Việt Nam vào tháng 7 đã đặt mục tiêu cung cấp giáo dục trực tuyến tại 90% đại học và 80% trường trung học và các cơ sở đào tạo nghề vào năm 2030, trước áp lực phải đào tạo tốt hơn lực lượng lao động và các kỹ năng về công nghệ.

Hơn nữa, người dân Việt Nam cũng ngày càng quan tâm đến giáo dục. Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, chi tiêu hàng năm cho giáo dục đã tăng 2,3 lần trong 10 năm trở lại đây, đạt khoảng 7 triệu đồng/học sinh năm 2020. Ngày càng nhiều phụ huynh gửi trẻ đến trường luyện thi và các hoạt động ngoại khóa khác, nhất là ở các thành phố.

Ước tính, giá trị thị trường EdTech Việt Nam có tiềm năng đạt 3 tỷ USD, tăng từ khoảng 2 tỷ USD vào năm 2019. Sự phát triển của giáo dục trực tuyến có thể giúp lực lượng lao động Việt có sự chuẩn bị tốt hơn, để sẵn sàng đón đầu một thị trường có độ mở so với thế giới và ứng dụng số ngày một cao.

Ngày một nhiều doanh nghiệp tham gia 

Tham gia vào thị trường EdTech tại Việt Nam, phải kể đến FPT, với ứng dụng sử dụng trí tuệ nhân tạo để mang đến trải nghiệm học tập thích hợp cho điểm mạnh - yếu của từng học sinh, đi cùng kho nội dung khổng lồ, trong đó có hơn 2.000 video chỉ liên quan đến toán học. 

Theo FPT, học sinh học trên ứng dụng nhanh hơn từ 30-50% so với các lớp học trực tiếp truyền thống. Ứng dụng cũng có thể tự động giao bài tập và chấm điểm bài kiểm tra, giúp giáo viên giảm một nửa thời gian thực hiện các tác vụ này.

Ngoài FPT, các công ty nước ngoài cũng đang thâm nhập thị trường Việt Nam. Tập đoàn Gakken Holdings của Nhật Bản tháng trước đã hợp tác với KiddiHub Education Technology - công ty quản lý website thông tin về các trường mẫu giáo. Gakken muốn tận dụng thế mạnh về giáo dục trực tuyến của KiddiHub để khơi gợi sự quan tâm đến giáo dục phi nhận thức - phương pháp tập trung vào các kỹ năng như tư duy phản biện.

Công ty cũng có kế hoạch cử giáo viên hướng dẫn đến các trường mẫu giáo tư nhân để xây dựng thương hiệu. Dự kiến, Gakken sẽ đưa các dịch vụ của mình đến 2.000 trường mẫu giáo cùng các cơ sở chăm sóc trẻ em khác với doanh thu hàng năm là 1 tỷ JPY (8,78 triệu USD) vào năm 2025 và cuối cùng sẽ tung ra dịch vụ hướng tới cá nhân.

Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, chi tiêu hàng năm cho giáo dục đã tăng 2,3 lần trong 10 năm trở lại đây, đạt khoảng 7 triệu đồng/học sinh năm 2020

Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, chi tiêu hàng năm cho giáo dục đã tăng 2,3 lần trong 10 năm trở lại đây, đạt khoảng 7 triệu đồng/học sinh năm 2020

Bên cạnh đó, các công ty khởi nghiệp cũng đang tận dụng lợi thế của sự bùng nổ trong nhu cầu giáo dục tại Việt Nam. Cuối tháng 5, EQuest Education Group đã nhận khoản đầu tư 100 triệu USD từ công ty cổ phần tư nhân KKR của Mỹ. Nhà điều hành trường tư thục này tập trung vào tiếng Anh và giáo dục kỹ thuật số - điều được EQuest xem là yếu tố quan trọng để lực lượng lao động cạnh tranh trên toàn cầu.

Clevai - nền tảng dạy Toán online hỗ trợ bởi AI mới đây cũng huy động được hơn 2 triệu USD trong vòng pre-series A từ một nhóm quỹ đầu tư Singapore và Mỹ, gồm Altara Ventures, VC FEBE Ventures và FJ Labs.

Trong khi đó, một số doanh nhân Việt đang triển khai kinh doanh tại Mỹ. Năm nay, Elsa - ứng dụng cải thiện khả năng phát âm tiếng Anh đã huy động được 15 triệu USD, trong đó có cả quỹ đầu tư của Google. Ứng dụng hiện có khoảng 13 triệu người dùng tại hơn 100 quốc gia.

Nhìn chung, ngành công nghiệp giáo dục và EdTech nói riêng tại Việt Nam chỉ mới bắt đầu khởi sắc. Hiện, vẫn chưa có "quán quân" nào xuất hiện trong lĩnh vực này, và các công ty có thể theo đuổi các mối quan hệ đối tác mới cũng như các cơ hội kinh doanh khác để phát triển thương hiệu của mình.

Theo: DNSG

Tin xem nhiều

Sau 4 năm kinh doanh, Di Băng rất tự hào khi tự xây được cho mình biệt thự 30 tỉ và một công ty đang hoạt động rất hiệu quả....
Vừa qua, tại sự kiện công bố top 70 thí sinh xuất sắc nhất hai miền Bắc – Nam để bước vào vòng bán kết cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2017, ban tổ ...
Đây là năm thứ 6, Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam (VAFF) tổ chức trao giải thưởng “Sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng” cho các doanh nghiệp....
Hôm nay, mình sẽ chia sẻ cho các bạn một câu chuyện về cách lựa chọn sản phẩm trị mụn tốt và an toàn nhất. Đồng thời, mình cũng chỉ ra những tính năn...