Masaru Wasami tỷ phú Nhật bản và câu chuyện khởi nghiệp

Masaru Wasami tỷ phú Nhật bản và câu chuyện khởi nghiệp

Trong lĩnh vực logistics tại Nhật Bản, Maruwa Unyu Kikan là một công ty vận chuyển hàng hoá nổi tiếng với hơn 100 xe tải và là “gã khổng lồ” trong ngành sản xuất - giao nhận, có thể xử lý vấn đề kho vận cho các chuỗi cửa hàng thuốc và siêu thị trên khắp nước Nhật. Ít ai biết, người đứng đầu công ty này, ông Masaru Wasami từng chỉ là một tài xế lái xe tải bình thường.

Làn sóng khởi nghiệp mới từ cuộc thanh lọc nhân sự của Big Tech
Thầy giáo vùng biên thu tiền tỉ mỗi năm nhờ khởi nghiệp với món me ngào bình dân
3 startup giành vé vào 100+ Accelerator
Đưa “rác” đến nông trại và bàn ăn

Ông Masaru Wasami bắt đầu làm việc thêm ngoài giờ tại một cửa hàng bán rau củ năm 12 tuổi để giúp mẹ vượt qua căn bệnh ho lao quái ác. Chỉ 3 năm sau, chàng trai Wasami lúc đó đã nghỉ hẳn việc học và tương lai trở thành vận động viên chạy đường dài đầy hứa hẹn để lao vào làm việc toàn thời gian.

Tới năm 1970, ông Wasimi bắt đầu làm việc trên xe tải với vai trò một tài xế, từ đây hình thành nên ý tưởng xây dựng doanh nghiệp đồ sộ với dịch vụ giao nhận trong ngày như hiện nay. Ông đưa công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán từ năm 2017 và hiện đang là tỷ phủ giàu có hàng đầu Nhật Bản.

Nhớ lại những ngày tháng lên ý tưởng cho hoạt động kinh doanh, Wasami chia sẻ: “Ngày hôm đó, từ sáng sớm, tôi đã đi làm cùng một người bạn chuyên nhận bưu kiện từ công ty nhà máy sợi và rất bực mình trước thái độ làm việc tắc trách của công nhân xử lý bưu kiện”.

Đêm đó khi trở về nhà, Wasami mất ngủ nghĩ cách giải quyết những bất cập trong việc giao nhận và vài tháng sau, chàng thanh niên trẻ bắt đầu tự giao hàng bằng xe tải.

Sau đó, ông tận dụng cơ hội từ xu hướng thương mại điện tử nổi rầm rộ trên toàn cầu, hợp tác với nhà bán lẻ trực tuyến lớn nhất thế giới Amazon và phát triển mạnh mẽ trở thành doanh nghiệp giao hàng.

Mối quan hệ này đã đưa cổ phiếu của Maruwa tăng vọt, lên mức gấp đôi trong năm 2019. Hiện tại, Wasami đang nắm giữ gần 60% cổ phần của công ty, bao gồm sở hữu trực tiếp và qua một công ty quản lý tài sản của ông. Nhờ đó, ông có trong tay khối tài sản ròng khoảng 1 tỉ USD, theo tính toán từ Bloomberg Billionaires Index. 

Người đứng đầu công ty Maruwa Unyu Kikan vận tải hàng hóa nổi tiếng ở Nhật, ông Masaru Wasami từng chỉ là một tài xế lái xe tải bình thường. Nguồn: Internet

Người đứng đầu công ty Maruwa Unyu Kikan vận tải hàng hóa nổi tiếng ở Nhật

Ông Wasami là người có mắt nhìn “trong việc giành cơ hội”, đặc biệt là khi nắm cơ hội hợp tác với Amazon. Ông Wasami nhận thấy cơ hội trời cho khi Yamato - một trong những công ty vận chuyển hàng lớn nhất Nhật Bản rút khỏi hoạt động giao hàng trong ngày cho Amazon để giảm bớt gánh nặng cho lực lượng lao động.

Lúc đó, Amazon tìm đến các công ty tư nhân vì muốn mở rộng hoạt động tại Nhật Bản - thị trường thương mại điện tử lớn thứ 4 thế giới và còn nhiều đất để phát triển.

Hiện tại, thương mại điện tử chiếm chỉ 6,2% trong các giao dịch bán lẻ tại Nhật trong năm 2018, ít hơn nhiều so với 18% tại Trung Quốc, theo Bloomberg Intelligence. “Chúng tôi đã thuyết phục Amazon rằng, Maruwa hoàn toàn có thể đảm nhiệm công việc giao nhận trong ngày. Thực tế đã chứng minh điều đó và Amazon có thể cùng chúng tôi thực hiện dịch vụ này trong nhiều năm nữa”, vị CEO chia sẻ.

Một yếu tố khác giúp công ty của ông Wasami có thể đứng vững trong thị trường này đó là không tăng giá bất chấp các đối thủ không ngừng tăng phí. Năm 2017, Công ty Yamato tăng giá giao hàng lần đầu tiên trong 3 thập kỷ vì thiếu hụt lao động và lượng hàng cần vận chuyển từ các nhà bán lẻ thương mại điện tử quá nhiều.

Không dừng ở đó, tháng vừa rồi, công ty này tiếp tục đề xuất tăng giá vì thuế tiêu thụ của Nhật tăng cao. Trong khi đó, Maruwa vẫn không có động thái tăng giá, thậm chí còn hứa hẹn vẫn giữ mức lương cạnh tranh cho các tài xế.

Nhân viên lái xe của hãng này nhận được 7,2 triệu yên/năm nếu giao nhận hơn 150 thùng hàng/ngày. Lợi nhuận của Maruwa trong năm tài khoá kết thúc vào ngày 31/3 đã tăng 15% lên 85,6 tỉ yên, trong đó, hơn 1/3 lợi nhuận là từ giao nhận thương mại điện tử.

Dù nắm trong tay khối tài sản lớn và có vị trí trong ngành logistics, ông Wasami không hề tự mãn mà cho biết, đã dành gần một nửa thế kỷ xây dựng doanh nghiệp và hy vọng doanh số sẽ tăng thêm nhiều lần nữa. “Tôi vẫn chưa làm hết sức mình”, ông Wasami nói và bỏ ngỏ khả năng công ty sẽ còn bùng nổ hơn nữa trong thời gian tới./.

Theo: Boaphapluat

Tin xem nhiều

Sau 4 năm kinh doanh, Di Băng rất tự hào khi tự xây được cho mình biệt thự 30 tỉ và một công ty đang hoạt động rất hiệu quả....
Vừa qua, tại sự kiện công bố top 70 thí sinh xuất sắc nhất hai miền Bắc – Nam để bước vào vòng bán kết cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2017, ban tổ ...
Đây là năm thứ 6, Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam (VAFF) tổ chức trao giải thưởng “Sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng” cho các doanh nghiệp....
Hôm nay, mình sẽ chia sẻ cho các bạn một câu chuyện về cách lựa chọn sản phẩm trị mụn tốt và an toàn nhất. Đồng thời, mình cũng chỉ ra những tính năn...