BIC: Vườn ươm startup công nghệ Việt

BIC: Vườn ươm startup công nghệ Việt

Startup trong lĩnh vực công nghệ chiếm số lượng lớn tại Việt Nam. Tuy nhiên, hầu hết ý tưởng và sản phẩm của nhà khởi nghiệp chỉ mới đáp ứng nhu cầu trong ngắn hạn của người dùng. Vì vậy, Quỹ Đầu tư MeiVentures và Liên minh Chuyển đổi số DTS đã hợp tác sáng lập và đầu tư vào BIC.

Làn sóng khởi nghiệp mới từ cuộc thanh lọc nhân sự của Big Tech
Thầy giáo vùng biên thu tiền tỉ mỗi năm nhờ khởi nghiệp với món me ngào bình dân
3 startup giành vé vào 100+ Accelerator
Đưa “rác” đến nông trại và bàn ăn

BIC l mơ hình vườn ươm khởi nghiệp cho các startup trong lĩnh vực công nghệ tại Việt Nam với nguồn vốn ban đầu là 15 triệu USD. BIC đặt mục tiêu xây dựng một hệ sinh thái hỗ trợ startup không chỉ về nguồn vốn mà còn trong việc vận hành và phát triển doanh nghiệp (DN).

Ông Leon Trương - Chủ tịch Liên minh Chuyển đổi số DTS chia sẻ, trong quá trình hoạt động thúc đẩy chuyển đổi số cho DN vừa và nhỏ, DTS nhận thấy DN nói chung và startup nói riêng gặp rất nhiều khó khăn về tài chính, cơ sở hạ tầng, lực lượng triển khai. Vì vậy, DTS quyết định thành lập BIC nhằm hỗ trợ và bổ sung nguồn lực phục vụ chuyển đổi số nhanh hơn, đáp ứng xu thế số hóa nền kinh tế.

DTS phối hợp cùng MeiVentures đưa các dự án của startup có tiềm năng thúc đẩy chuyển đổi số cao tiếp cận các nhà đầu tư nước ngoài. MeiVentures là cánh tay nối dài của DTS đến với các nhà đầu tư quốc tế - mảnh ghép còn thiếu nhằm bổ sung nguồn lực cần thiết cho DTS. 

Bà Mai Linh - Tổng giám đốc MeiVentures chia sẻ, hiện nay rất nhiều startup tập trung phát triển công nghệ và xây dựng sản phẩm thông minh ứng dụng blockchain. Vì vậy, MeiVentures hướng đến mục tiêu đầu tư cho các startup trong lĩnh vực này với quy mô từ 1-5 triệu USD.

Vườn ươm tập trung tìm kiếm v đầu tư vào những startup công nghệ, blockchain và chuyển đổi số. BIC sẽ kết nối nhà đầu tư với startup để đầu tư nguồn vốn, tư vấn chiến lược và hỗ trợ phát triển hướng tới mục tiêu tạo cầu nối giữa các startup Việt Nam và nhà đầu tư các nước.

Theo đó, để nhận đầu tư, các startup sẽ trải qua 6 bước đánh giá và kiểm định từ đội ngũ chuyên môn của BIC. Mô hình mà BIC áp dụng được gọi là “ba đồng hành”, cụ thể là tìm kiếm, quy tụ, phân tích, đánh giá và chọn lọc ý tưởng, dự án khả thi, ưu tiên các ý tưởng đã tham dự các cuộc thi sáng tạo và các ý tưởng đã và đang triển khai; bố trí đội ngũ mentor phù hợp để giúp hoàn thiện dự án và tiến hành đầu tư ở vòng ban đầu; đồng hành cùng phát triển và kết nối với các nhà đầu tư, quỹ đầu tư khác trong và ngoài nước để hỗ trợ startup trong các vòng gọi vốn tiếp theo.

Theo: DNSG

Tin xem nhiều

Sau 4 năm kinh doanh, Di Băng rất tự hào khi tự xây được cho mình biệt thự 30 tỉ và một công ty đang hoạt động rất hiệu quả....
Vừa qua, tại sự kiện công bố top 70 thí sinh xuất sắc nhất hai miền Bắc – Nam để bước vào vòng bán kết cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2017, ban tổ ...
Đây là năm thứ 6, Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam (VAFF) tổ chức trao giải thưởng “Sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng” cho các doanh nghiệp....
Hôm nay, mình sẽ chia sẻ cho các bạn một câu chuyện về cách lựa chọn sản phẩm trị mụn tốt và an toàn nhất. Đồng thời, mình cũng chỉ ra những tính năn...