Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia Techfest Vietnam 2022

Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia Techfest Vietnam 2022

Để đổi mới sáng tạo là động lực giúp doanh nghiệp vượt qua “siêu bão” của nền kinh tế, cần có sự liên kết chặt chẽ giữa chính phủ, tập đoàn, viện trường, cơ quan truyền thông và startup.

Làn sóng khởi nghiệp mới từ cuộc thanh lọc nhân sự của Big Tech
Thầy giáo vùng biên thu tiền tỉ mỗi năm nhờ khởi nghiệp với món me ngào bình dân
3 startup giành vé vào 100+ Accelerator
Đưa “rác” đến nông trại và bàn ăn

Đó là ý kiến của các diễn giả tại “Diễn đàn đổi mới sáng tạo mở” vừa diễn ra tại Bình Dương trong khuôn khổ Techfest Vietnam 2022.

Theo số liệu của Ngân hàng thế giới, trong khi các nước phát triển dùng hơn 3% GDP cho ngân sách nghiên cứu và phát triển (R&D), con số này ở các nước đang phát triển là dưới 1%, trong đó Việt Nam chỉ chi 0,53% GDP cho hoạt động này vào năm 2019. 

“Điều này đồng nghĩa chúng ta còn rất nhiều cơ hội để nhìn lại tầm quan trọng của việc nghiên cứu khoa học, công nghệ trong thời gian tới để có thể ‘vượt bão’”, bà Nguyễn Hương Quỳnh, Đồng sáng lập, Giám đốc điều hành Nền tảng kết nối đổi mới sáng tạo mở BambuUP, chia sẻ. “Tốc độ và tính kiên định trong việc hành động sẽ xác định người chiến thắng trên thị trường, chiến thắng trước bối cảnh bất ổn của kinh tế giới.”

 Ông Nguyễn Gia Anh Vũ - Giám đốc Công nghệ và Kỹ thuật số Heineken cho biết, dù “chuyển đổi số”, “big data”, hiện đại hóa công nghiệp”,... là những khái niệm cơ bản nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn loay hoay không biết làm cách nào để chuyển đổi số, biến dữ liệu thành tiền hay hiện đại hóa công nghiệp. Ông nhấn mạnh đến việc trước hết phải đổi mới tư duy lãnh đạo, tiến đến là xây dựng quy trình, văn hóa về sử dụng dữ liệu số, thông tin số.

Nhấn mạnh về kinh nghiệm triển khai của thế giới, bà Phan Hoàng Lan – Giám đốc Trung tâm Khởi nghiệp và Đổi mới Sáng tạo (CEI), ĐH Fulbright, cho biết thông thường có 4 mô hình để doanh nghiệp thực hiện đổi mới sáng tạo, bao gồm tự mở một phòng nghiên cứu R&D nội bộ; thuê các công ty tư vấn về đổi mới sáng tạo doanh nghiệp; hợp tác với startup hoặc làm việc với các trường đại học, viện nghiên cứu. Trong đó, thay vì chỉ tập trung vào nguồn lực bên trong thì ĐMST mở được hiểu là sự tham gia của nguồn lực bên ngoài, bao gồm các startup, viện trường, vào giải quyết bài toán cho chính doanh nghiệp.

Cụ thể, mô hình doanh nghiệp–công ty khởi nghiệp thường được thể hiện thông qua việc các tập đoàn mua các sản phẩm, dịch vụ của startup, tiếp cận các giải pháp, công nghệ đa dạng với chi phí tiết kiệm. Điểm yếu của mô hình này là có những giải pháp của startup chưa thực sự được chứng minh, không đủ để nhân rộng hoặc thiếu bảo mật thông tin. Dù vậy, ông Martin Kim - Giám đốc Shinhan Future Lab ( nhấn mạnh các đơn vị nên hỗ trợ kỹ năng, kinh nghiệm và vốn cho các startup để họ thêm tự tin và có thể thực hiện chuyển từ ý thức sang hành động. Hiện nay, Việt Nam cũng đã có sự xuất hiện của hơn 3000 startup trên toàn quốc về hầu hết các lĩnh vực công nghệ và kinh doanh, là cơ sở để các doanh nghiệp lớn, tập đoàn kết nối và tận dụng nguồn lực sáng tạo từ bên ngoài này.

Tại diễn đàn, ông Lý Ngọc Minh - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty TNHH Minh Long I cũng đã “ra đề” với các startup tại ngày hội về giải pháp đổi mới sáng tạo cho dòng sản phẩm gốm sứ dưỡng sinh của công ty để có thể đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng, mang lại những lợi ích cho cộng đồng. Ông Long cho biết công ty Minh Long I là một doanh nghiệp “giỏi làm hơn nói”, “đi ngược với xu hướng hiện nay”. Doanh nghiệp có hơn 10 kỷ lục này đặt tâm huyết vào phát triển các dòng sản phẩm để hướng đến sức khỏe người dùng, tuy nhiên hiện còn hạn chế trong khâu truyền thông, quảng bá sản phẩm.

-4547-1670094819.jpg

Các diễn giả tham gia diễn đàn

Mặt khác, mô hình đối tác doanh nghiệp–trường đại học, viện nghiên cứu thì giúp doanh nghiệp tận dụng nhiều trí tuệ, sáng kiến mới của các viện, trường không chỉ ở Việt Nam mà cả ở trên thế giới, chia sẻ chi phí và rủi ro cũng như tạo điều kiện để kết nối, tuyển chọn nhân tài. Điểm trừ của mô hình này là giải pháp ở các viện, trường thường ở giai đoạn sơ khởi và cần nhiều thời gian để kết nối và điều chỉnh. Trung tâm CEI của Đại học Fulbright sẽ theo mô hình thứ hai này với mong muốn xây dựng một nền tảng giúp sinh viên, giảng viên, cá nhân khởi nghiệp kết nối và đổi mới sáng tạo trong và ngoài doanh nghiệp, bà Hoàng Lan chia sẻ.

 Ông Trịnh Hồng Minh-đồng sáng lập Công ty CP Tập đoàn The Startup, đồng tình và cho rằng ĐMST mở sẽ là tiền đề của nền kinh tế chia sẻ: chia sẻ về kinh tế, nguồn vốn, nhân lực, tri thức, giáo dục…Phương pháp này cũng là “bàn đạp” hướng đến mục tiêu trở thành quốc gia khởi nghiệp của Việt Nam.

Để đổi mới sáng tạo mở trong chuyển đổi số, Nessar đánh giá yếu tố quyết định được đặt lên hàng đầu hiện nay là việc xây dựng môi trường mạng an toàn, bảo mật cho tổ chức, doanh nghiệp và bảo vệ dữ liệu - yếu tố quan trọng tạo dựng niềm tin cho quá trình đổi mới sáng tạo bằng việc chuyển đổi số.

Tham gia hội thảo với chủ đề Tự động hoá trong quản lý, giám sát & vận hành hệ thống an toàn thông tin”, chuyên gia về an toàn, bảo mật Vũ Thành Công-Phó Giám đốc Trung tâm Công nghệ Nessar cho biết, để ĐMST mở trong doanh nghiệp, tổ chức được an toàn, bảo mật thì nhu cầu xây dựng và vận hành hệ thống giám sát an toàn thông tin, nhanh chóng, hiệu quả và tiết kiệm tối đa nguồn nhân lực, tài chính là vô cùng bức thiết hiện nay. Tuy nhiên để đầu tư, xây dựng một hệ thống giám sát an toàn thông tin đầy đủ và hiệu quả, các doanh nghiệp cần rất nhiều nguồn lực về chi phí đầu tư, nhân sự vận hành và đặc biệt là công nghệ áp dụng triển khai mà không phải đơn vị, doanh nghiệp nào cũng có khả năng thực hiện được.

-1306-1670094819.jpg

Chuyên gia về an toàn, bảo mật Vũ Thành Công-Phó Giám đốc Trung tâm Công nghệ Nessar chia sẻ các giải pháp

Với hệ sinh thái bảo mật toàn diện giúp các cơ quan nhà nước và doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu ĐMST mở và chuyển đổi số, Nessar giới thiệu các giải pháp: Giải pháp nền tảng giám sát và phản ứng ATTT tự động của Stellar Cyber, giải pháp nền tảng lưu trữ và quản lý vòng đời dữ liệu của Quantum, giải pháp quản lý, tối ưu chính sách tường lửa của Firemon, nền tảng Identity Data Fabric xác thực mọi loại dữ liệu trên mọi nền tảng kết nối của Radiant Logic, giải pháp cân bằng tải ứng dụng, tường lửa ứng dụng web, anti DDOS của hãng Array Networks, giải pháp dò quét và quản lý rủi ro bảo mật của hãng Ridge Security, giải pháp quản lý thiết bị di động của hãng Soti, giải pháp DevSecOps và bảo mật cho ứng dụng của Digital.ai...

Trong số các giải pháp nổi bật và toàn diện được Nessar giới thiệu, phải kể đến nền tảng bảo mật, giám sát toàn diện cho SOC, vSOC trong việc xây dựng các trung tâm giám sát an toàn thông tin (SOC) tự động, hiệu quả có tên Open XDR Platform - Stellar Cyber (USA). Giải pháp Open XDR Platform của hãng Stellar Cyber cho phép triển khai các hệ thống giám sát an toàn thông tin trên diện rộng từ trung tâm đến chi nhánh, trên nhiều môi trường mạng và các nền tảng điều hành khác nhau một cách đơn giản và nhanh chóng nhưng vẫn đạt hiệu quả cao.

Với hệ sinh thái giải pháp bảo mật toàn diện này, doanh nghiệp có thể tự động hoá quản lý chính sách, đánh giá, kiểm thử, thu thập, phân tích, giám sát và vận hành hệ thống An toàn thông tin đến 90%.

Theo: DNSG

Tin xem nhiều

Sau 4 năm kinh doanh, Di Băng rất tự hào khi tự xây được cho mình biệt thự 30 tỉ và một công ty đang hoạt động rất hiệu quả....
Vừa qua, tại sự kiện công bố top 70 thí sinh xuất sắc nhất hai miền Bắc – Nam để bước vào vòng bán kết cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2017, ban tổ ...
Đây là năm thứ 6, Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam (VAFF) tổ chức trao giải thưởng “Sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng” cho các doanh nghiệp....
Hôm nay, mình sẽ chia sẻ cho các bạn một câu chuyện về cách lựa chọn sản phẩm trị mụn tốt và an toàn nhất. Đồng thời, mình cũng chỉ ra những tính năn...